Tại các nước phát triển, leo núi nhân tạo đã là môn thể thao phổ biến được nhiều người yêu thích. Còn với Việt Nam, môn thể thao leo núi trong nhà này mới được biết đến trong vài năm gần đây và giới trẻ cũng rất thích thú.
Vậy môn leo núi nhân tạo này là môn thể thao đẳng cấp, hiện đại hay là khó xơi ? Hãy cũng MMA GYM FITNESS CENTER tìm hiểu, chuẩn bị và chinh phục nó nhé.
Núi nhân tạo được thiết kế như thế nào
Núi nhân tạo thường được thiết kế bắt mắt với nhiều background khác nhau. Mục đích giúp người tham gia leo núi trong nhà hứng thú, vừa có thể ghi lại những hình ảnh ấn tượng, độc đáo nhất của mình.
Vách núi thường được làm bằng những ván gỗ lớn kết hợp nhiều địa hình khác nhau, gồ ghề, nằm song song hoặc dựng đứng so với mặt đất. Trên vách núi nhân tạo có các mẫu đá với 5 màu sắc khác nhau gồm vàng, xanh da trời, xanh lá cây, cam và tím. Mục đích của màu sắc và kích cỡ các mẫu đá để người chơi phân biệt vị trí đặt tay, chân và mức độ chơi.
Với người mới bắt đầu tập, bạn sẽ chơi màu vàng, sau đó chuyển sang cam, xanh lá cây, xanh da trời rồi đến tím. Mỗi lần leo, người chơi chỉ được đặt chân lên một màu duy nhất.
Khi leo núi thật, người leo cần chuẩn bị nhiều dụng cụ hỗ trợ như giày leo núi chuyên dụng, dây thừng, thắt lưng leo núi, móc an toàn, móc leo…với nhiều rủi ro có thể xảy ra. Còn đối với leo núi nhân tạo, người chơi chỉ cần một đôi giày leo núi chuyên dụng là đã có thể bắt đầu.
Leo núi nhân tạo có nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ đến khó. Được thể hiện bằng những mẫu bám với các loại màu sắc khác nhau ở trên vách núi cao tầm 16m. Với cấp độ dễ, người leo sẽ bám vào những mẫu đá gần nhất để leo lên. Người tập leo núi trong nhà lâu năm thường tăng mức độ khó bằng cách chỉ dùng những mẫu bám cùng màu.
Bên cạnh đó, núi nhân tạo còn được tăng độ khó với các thiết kế gồ ghề, độ dốc cao, phức tạp. Khi chinh phục được, càng làm người chơi hứng thú, hấp dẫn.
Các kiểu leo núi thể thao
Leo khối đá (Bouldering/Traverse)
Leo khối đá tương đối phù hợp cho người mới bắt đầu, các tuyến đường leo khối đá khá gần mặt đất, với các tấm đệm bảo hộ dày phía dưới nên không cần đai bảo hộ leo núi hay dây thừng. Một số phòng tập còn có đội hỗ trợ đứng dưới để bảo vệ người leo khỏi các chấn thương.
Khi leo khối đá người leo chỉ cần tập trung vào cách vận sức và làm quen giữ thăng bằng để cơ thể ổn định trên vách đứng, là cách tốt để luyện tập kỹ năng. Với người leo lâu năm sẽ thích thử thách ở những địa hình phức tạp hơn.
Leo với neo trên đỉnh (Top-rope climbing)
Đây cũng là hình thức leo dành cho người mới tập leo núi nhân tạo, sử dụng dây thừng và đai bảo hộ. Khi bạn leo với neo trên đỉnh, dây thừng được gắn chặt với móc treo bên trên. Một đầu dây gắn với đai bảo hộ của bạn, đầu còn lại được người đỡ giữ. Đây là người sẽ đỡ bạn trong trường hợp bạn ngã. Người đỡ có thể là người được đào tạo chuyên nghiệp, hoặc người đi cùng có chứng chỉ leo núi, hoặc sử dụng thiết bị neo hãm.
Leo tự do (Lead climbing)
Khi đã thành thạo với leo núi có neo trên đỉnh, bạn sẽ tiếp tục tập leo tự do. Lúc đó đầu dây vẫn sẽ gắn vào đai bảo hộ, tuy nhiên trong khi leo bạn sẽ móc dây vào một loạt các móc dây hai đầu đã chốt trên vách. Tất nhiên vẫn cần có người đỡ.
Leo núi tự do trong nhà có nhiều điểm tương đồng với leo núi thể thao ngoài trời. Khác biệt lớn nhất là với leo núi trong nhà, các móc dây 2 đầu đều được chuẩn bị sẵn sàng. Bên cạnh đó, thử thách không hề nhỏ khi leo tự do là nếu bị trượt hoặc bỏ lỡ điểm móc 2 đầu kế tiếp, người leo sẽ ngã xa hơn và mạnh hơn cú ngã khi leo núi nhân tạo có neo trên đỉnh.
Cách leo núi nhân tạo
Trước khi bắt đầu tham gia leo núi nhân tạo, người chơi sẽ được trang bị các loại phụ kiện bảo hộ, giày, dây đeo, dây belay, người chơi sẽ được khởi động để làm nóng người, giúp các khớp hoạt động trơn tru và phòng tránh, hạn chế chấn thương. Sau đó, các HLV sẽ hướng dẫn cách leo núi nhân tạo, cách bám tường, kỹ thuật đu dây từ trên cao xuống để người tham gia có thể leo núi tốt và hoàn thành lượt tham gia của mình.
Theo chia sẻ của các huấn luyện viên hay những người tập luyện và tham gia leo núi lâu năm, bộ môn này không chỉ mang lại niềm vui, sự thoải mái, và còn mang đến sức khỏe, cũng như cảm giác vui sướng khi rướn tay chinh phục từng điểm bám để leo lên đỉnh. Ở trên cao một mình bạn phải tư duy để vượt qua chướng ngại vật, tăng khả năng phản xạ.
Thoạt nhìn đây là một môn thể thao rất mạo hiểm nhưng thực tế lại rất an toàn cho người chơi. Tuy nhiên, những người chơi mới thì cần khởi động kỹ trước khi leo, bởi đây là môn chơi đòi hỏi sự vận động rất nhiều, có thể dễ dẫn đến bong gân hay đau khớp ngón tay.
Tại MMA GYM FITNESS CENTER có những HLV leo núi nhân tạo kinh nghiệm, luôn tận tình hướng dẫn và theo sát các bạn trong quá trình leo núi, người tham gia luôn được trang bị các phụ kiện bảo hộ, an toàn đầy đủ và chất lượng. Giá vé leo núi nhân tạo tại trung tâm cũng cực kỳ hợp lý.
Lưu ý cho người mới tập leo
Mục đích chính của bạn không phải là leo đến đỉnh mà cần vượt qua các thử thách và tận hưởng cảm giác chiến thắng từng mốc nhỏ.
Cần tập luyện kỹ năng đặt và bám chân trên vách vì bạn sử dùng sức của chân nhiều hơn tay.
Suy nghĩ tìm cách giúp bạn vượt qua thử thách nhanh hơn
Quan sát học tập từ những người leo núi nhân tạo có kinh nghiệm lâu năm, tuy nhiên cần bắt đầu từ dễ đến khó, bạn không thể bắt chước giống hoàn toàn ngay từ đầu.
Ngoài ra bạn cũng cần có người hướng dẫn phù hợp, đây là yếu tố giúp bạn tiến bộ nhanh hơn trong việc leo núi trong nhà.
Trang bị để leo núi nhân tạo
Bạn nên mặc đồ thoải mái và co giãn. Đồ leo núi thể thao nên vừa đủ rộng thoải mái, nhưng không quá thùng thình khiến người leo bị vướng víu. Quần áo yoga rất phù hợp. Bạn nên chọn loại vải dễ giặt sạch và chịu mài mòn bề mặt do tác động từ tường leo và các mấu leo.
Khi lần đầu tiên đến phòng tập leo núi nhân tạo, bạn hãy hỏi ở đó có cung cấp và cho thuê những gì, sau đó bạn có thể cân nhắc mua trang bị riêng cho mình.
Đai bảo hộ leo núi là trang bị bắt buộc phải có, dù là trong nhà hay leo đã ngoại cũng là trang bị đa năng nhất.
Móc treo leo núi để nói trang bị với dây thừng.
Phấn và túi phấn được dùng để giúp tay khô, tránh trơn trượt.
Giày leo núi, đây là những đôi giày có đề nhiều rãnh, ôm khít với bàn chân, nhưng không quá chật để vận động được thoải mái và tránh chấn thương.
Một số phòng tập vì lí do an toàn cung cấp sẵn dây thừng, tuy nhiên một số nơi yêu cầu bạn mang theo nếu muốn leo tự do.
7 bước chuẩn bị để leo núi trong nhà
Bước 1: Khởi động làm nóng cơ thể
Cho dù chơi bất kỳ môn thể thao nào, bạn cũng không thể bỏ qua bước khởi động quan trọng này. Việc này sẽ tăng sự linh hoạt cho cơ bắp, khớp xương cũng như giúp nhịp tim nâng lên để thích nghi dần với các độ cao.
Bước 2: Thiết lập sơ đồ
Dù leo trong nhà hay ngoài trời, bạn cần phải tập lên kế hoạch chọn các điểm, tuyến đường để thực hiện thử thách của mình. Bằng việc quan sát, đánh giá, cộng thêm sự hướng dẫn của HLV bạn sẽ xác định được độ khó dễ của từng mỏm đá cũng như cách vượt qua chúng.
Bước 3: Tập luyện đôi chân
Trong môn thể thao leo núi, việc cân bằng của đôi chân là cực kì quan trọng. Bạn hãy kiểm soát đôi chân ngay từ những bước đầu tiên. Chú ý đừng bao giờ để đôi chân rơi vào trang thái tự do và mất tư thế. Độ nặng, sức bám tập trung vào đôi chân. Không để năng lượng dồn vào tay vì điều này sẽ nhanh làm bạn mỏi, mất cân bằng.
Bước 4 : Thư giãn
Để vượt qua độ khó và những thử thách của từng mõm đá trong môn leo núi trong nhà, bạn phải thật tự tin. Nếu có tâm lý lo lắng, nó sẽ khiến bạn mất tập trung, sợ phải đưa ra quyết định, mất sự tỉnh táo cần thiết.
Bước 5: Giữ cơ thể gần tường
Việc bám sát người vào tường sẽ giúp tạo đà tiến khá tốt. Vì vậy sau khi nghiêng người cách xa tường một khoảng để quan sát hướng đi, bạn vẫn phải lưu ý giữ cơ thể gần với tường.
Bước 6: Tận dụng kỹ thuật
Tập trung vào 4 điểm của 2 chân và 2 tay, kết hợp linh hoạt chúng theo nguyên tắc chân tay di chuyển còn trọng lượng cơ thể giữ cân bằng. Tránh thay đổi trọng lượng đột ngột và di chuyển cùng một lúc cả chân tay và trọng lượng cơ thể. Khi di chuyển bàn tay, bạn nên giữ cơ thể bất động cho đến khi bám chắc chắn thì mới dịch chuyển cơ thể.
Bước 7: Nghĩ giữa nhịp
Sau khi leo được một đoạn tầm 3-4 mét, bạn nên tìm một chỗ bám tốt để nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp bạn nạp thêm năng lượng và tỉnh táo hơn.
Nơi leo núi nhân tạo tại TpHCM
Tại TPHCM, hiện có nhiều khu leo núi trong nhà, địa điểm leo núi nhân tạo thu hút đông đảo người chơi như MMA GYM FITNESS CENTER
Sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Mọi người thường tìm đến những hoạt động vui chơi, giải trí để thư giãn, vui vẻ hơn. Và leo núi nhân tạo là một trong những hoạt động được nhiều người chú ý và tham gia, bởi chúng vừa mang đến những giá trị về niềm vui, cuộc sống, lại vừa mang đến những lợi ích về thể chất cũng như sự tự do, khám phá bản thân.
Leo núi thể thao với trẻ nhỏ
Trẻ em là những nhà leo núi bẩm sinh. Leo núi thể thao có những lớp và chương trình dành riêng cho trẻ tầm 6 tuổi. Sau khi con bạn tham gia một vài lớp, bạn có thể đưa bé đi leo cùng và cùng nhau tận hưởng thời gian leo núi cùng gia đình.
Leo núi giúp phát triển cơ bắp, tăng sức bền và cải thiện các kỹ năng chân tay. Các bước leo có tính toán cũng là một kiểu tập luyện. Leo núi là lựa chọn tốt cho sức khỏe dành cho những trẻ không có hứng thú với các môn thể thao đồng đội truyền thống như bóng đá.