Karate là gì? Karate (hay Karate-do) là một bộ môn võ thuật truyền thống nổi tiếng của đất nước Nhật Bản. Ngày nay, võ Karate được theo học rất đông đảo và phổ biến trên toàn thế giới. Karate vừa là một bộ môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp, vừa được luyện tập nhằm tăng cường sức khỏe. Bởi thế, môn võ này không còn xa lạ với chúng ta. Song, Karate đã có lịch sử hơn 400 năm và ẩn chứa rất nhiều sự thật thú vị. Đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Karate là gì? Karate có những sự thật thú vị như thế nào?
Karate là gì?
Karate, hay Karate-do dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Không Thủ, hoặc Không Thủ Đạo. Đây là một môn võ rất lâu đời của Nhật Bản, bắt nguồn từ vùng Okinawa.
Karate có thể coi là thể thao nghệ thuật. Do nó được thực hiện nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa sức mạnh thể chất lẫn kỹ thuật khéo léo của người chơi. Các đòn đánh trong karate chủ yếu là đá, đấm, sử dụng cùi chỏ, đầu gối hay kĩ thuật sử dụng bàn tay mở để tung ra cú đánh.
Các võ sĩ karate luyện tập để nâng cao các kỹ thuật đấm móc, đấm đá liên hoàn. Ngoài ra, Karate còn nổi tiếng với các đòn khóa, chặn, quật ngã và nhất là những cú đánh tấn công vào chỗ hiểm.
Kỹ thuật nổi tiếng của karate là kime. Nhắc đến karate, không thể bỏ qua kỹ thuật kime (hay còn gọi là kỹ thuật xoay hông). Sở dĩ kỹ thuật này phổ biến là do nó giúp cho người chơi dồn toàn bộ sức mạnh của cơ thể vào thời điểm tung ra cú đánh.
Lịch sử hình thành võ Karate
Theo các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho rằng võ karate được người Hoa truyền bá đến Nhật Bản. Cụ thể, trên con đường thương mại từ Phúc Kiến (Trung Quốc) tới Okinawa (Nhật Bản), tập đoàn người Hoa định cư tại một ngôi làng ở Naha. tại đây, họ truyền bá một bộ môn võ thuật cho người dân địa phương.
Song, để hoàn thiện thành môn võ karate hiện nay, những người dân ở đây đã khéo léo kết hợp môn võ của Trung Hoa và các điệu múa dân gian của vùng Okinawa. Karate cổ ra đời với tư cách là các phương pháp chiến đấu nhằm chiến đấu lại những thế lực thù địch lúc bấy giờ.
Tại Việt Nam, vào năm 1947, võ sư Hồ Cẩm Ngạc đem karate, cùng với đó còn có nhu đạo, kendo và aikido về Sài Gòn. Cùng vào thời điểm đó, ở Huế, võ đường được mở ra bởi một viên sĩ quan Nhật Bản có tên Suzuki Choji. Viên sĩ quan này cho dạy Judo, đến năm 1963 thì võ đường này chuyển sang dạy Karate. Võ đường khi ấy có địa chỉ là số 8 đường Võ Tánh.
Các lưu phái Karate
Karate có nhiều lưu phái. Giữa các lưu phái có sự khác nhau tương đối về các phương pháp tập luyện, nội dung bài quyền hay quy định thi đấu. Nhìn chung, karate chia thành ba lưu phái chủ đạo. Một là karate truyền thống, hai là karate hiện đại, ba là Full Contact Karate.
Karate truyền thống: tuân thủ quy tắc sundome. Tức là khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh hoặc giữ cho sức mạnh của đòn đánh ở cường độ nhất định so với đối phương. Karate truyền thống gồm ba nhóm lưu phái là karate cổ truyền, karate đi theo dòng karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, karate okinawa.
Karate hiện đại: là các lưu phái phục vụ cho thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Bao gồm hai phần là KATA (còn gọi là biểu diễn quyền) và KUMITE (đối kháng áp dụng KATA).
Full Contact Karate: tuân thủ quy tắc đòn đánh trực tiếp tới đối phương. Điểm khác biệt lớn nhất so với karate truyền thống là nó không hạn chế cường độ sức mạnh của đòn đánh. Bên cạnh đó, võ sĩ có quyền sử dụng hoặc không sử dụng một số dụng cụ bảo vệ trong thi đấu như áo giáp, mũ…
Trang phục karate
Hiện nay, người tập luyện karate thường mặc trang phục màu trắng và thắt đai ở eo. Võ phục này là học theo của môn Judo. Do đó, không khó hiểu khi hai trang phục của hai bộ môn võ thuật này có nhiều nét tương đồng.
Giữa các lưu phái karate khác nhau, trang phục sẽ có sự khác biệt. Karate truyền thống mặc áo có tay áo dài đến cổ tay, ông quần dài đến cổ chân. Còn lưu phái Full Contact Karate mặc áo có ống tay ngắn hơn và ống quần dài hơn.
Trang phục karate hiện đại không còn xa lạ với chúng ta. Song, vào thời nguyên thủy, các võ sĩ karate thường để mình trần và mặc khố fundoshi khi thi đấu hoặc luyện tập. Có thể coi đây là một sự thật không bất ngờ, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết.
Màu đai và đẳng cấp trong karate
Màu đai có ý nghĩa quan trọng trong karate. Cùng với trang phục, chế độ màu đai và đằng cấp trong karate cũng được kế thừa từ Judo từ năm 1924.
Ở giai đoạn đầu tiên, chỉ có đai đen và đai trắng. Đai đen được dùng cho những người đã có quá trình luyện tập karate nhất định. Trong khi đó, đai trắng được dùng cho những người mới bắt đầu tập luyện. Tùy từng lưu phái thì giữa đai đen và đai trắng còn có một số phân cấp đai nữa (thường là từ 1 đến 3 đai). Bao gồm: đai xanh lá cây, đai vàng, đai đỏ, đai nâu, đai tím… tùy từng lưu phái.
Dưới cấp đai còn có các đẳng. Đai đen chia làm 10 đằng. Thấp nhất là nhất đẳng hay còn gọi là nhất đẳng huyền đai. Những người chơi ở từng đẳng cấp khác nhau sẽ có thể được gọi là renshi, kyoshi (tatsushi) hay hanshi.
Renshi là những người đạt ngũ đẳng huyền đai cho đến lục đẳng huyền đai. Kyoshi (hoặc tatsushi) là từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai. Hanshi được dùng để gọi những người có trình độ từ cửu đẳng huyền đai trở lên.
Lợi ích khi tập Karate
Karate phát triển đến tận ngày nay nhờ vào những lợi ích không ngờ mà nó đem lại cho người tập. Cùng điểm qua những lợi ích mà bạn có thể có được khi tập karate nhé.
Giảm cân nhờ học Karate
Tập luyện karate cũng được coi là một phương thức hữu hiệu cho những người đang giảm cân. Do khi tập karate, người tập sẽ phải vận động toàn thân để tung ra cú đánh hay thực hiện kỹ thuật. Chính bởi thế, một lượng calo rất lớn sẽ được đốt cháy.
Trung bình một giờ tập karate cường độ bình thường sẽ giúp bạn đốt cháy 500 calo. Tuy nhiên, nếu được huấn luyện một cách chuyên biệt như các lớp tập đệm, các lớp sparring, từ 500 đến 1000 calo có thể được đốt cháy.
Vì khả năng này, karate được chuyên gia khuyên luyện tập giúp tăng cường sức khỏe. Bạn cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý từ chuyên gia để phát huy tối đa phương pháp này.
Như vậy, có thể thấy, tập luyện karate không chỉ giúp bạn tự vệ mà còn giúp bạn có được thân hình đẹp và sức khỏe tốt.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Không thể phủ nhận karate là một trong những bộ môn giúp cải thiện sức khỏe tốt nhất hiện nay. Mà trong đó, hệ tim mạch được coi là cơ quan được tác động tích cực nhất. Những động tác phối hợp tinh tế và nhịp nhàng giữa các bộ phận giúp tăng lượng oxy đi vào trong cơ thể. Nhờ đó, nhịp tim sẽ được cải thiện và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Cải thiện sức chịu đựng và độ dẻo dai
Các bài quyền hay đối kháng trong karate yêu cầu người tập phải tung ra các đòn tấn công hay đỡ đòn từ đối phương. Đây chính là cách thức karate tiêu tốn năng lượng của người tập. Sau vài lần đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi mệt và đuối sức. Song, tập nhiều hơn và thường xuyên lặp lại sẽ giúp tăng sức bền, tăng sức chịu đựng của cơ thể.
Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra mình có thể tập lâu hơn, dai hơn và ít mệt mỏi hơn. Đây là khi sức bền của bạn được karate tôi luyện. Ngoai ra, các bài tập kéo giãn cơ sẽ giúp cơ thể bạn trở nên dẻo dai và linh hoạt.
Ngủ ngon hơn sau khi tập karate
Karate không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn. Cũng như các bộ môn khác, tập thể dục đóng vai trò trong việc giúp ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Thử tưởng tượng, sau một ngày tập luyện với cường độ cao, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Khi đó, bạn sẽ dễ cảm thấy buồn ngủ để các bộ phận nghỉ ngơi. Giấc ngủ cũng ngon hơn và không bị gián đoạn.
Lưu ý cơ bản khi tự học Karate tại nhà
Luyện tập karate mang lại nhiều lợi ích cho người tập. Song, không phải ai cũng có cơ hội đi đến các phòng tập. Nhiều người chọn cho mình giải pháp tập tại nhà để thuận tiện hơn. Để tập tại nhà mà vẫn đạt hiệu quả cao, hãy tuân thủ những lưu ý cơ bản sau nhé!
Thuần thục các tư thế cơ bản
Các tư thế cơ bản là bài tập cơ bản khi bạn học võ karate. Với các lưu phái karate khác nhau sẽ có các thế đứng khác nhau. Thường các lưu phái karate có ba thế đứng cơ bản sau: thế đứng tự nhiên, thế tấn trước, thé tấn chân mèo.
Thế đứng tự nhiên (shizentai-dachi) là bàn chân trước hướng về phía trước, bàn chân sau mở về phía sau một góc 45 độ.
Thế tấn trước (zenkutsu-dachi) khá tương đồng với thế đứng tự nhiên nhưng hai bàn chân có khoảng cách xa nhau hơn và dồn trọng lượng cơ thể chủ yếu lên chân trước.
Thế tấn chân mèo (nekoashi-dachi) khá tương đồng với thế đứng tự nhiên nhưng trọng lượng cơ thể dồn chủ yếu lên chân sau.
Bắt đầu với thế đứng chuẩn bị
Để bắt đầu cuộc đấu, người tập phải đứng ở tế chuẩn bị. Bạn có thể bắt đầu bằng một trong ba cách chuẩn bị sau.
Đầu bàn chân mở một góc 60 độ, đặt hai bàn chân ngang vai thường là thế chuẩn bị cho các bài Fukyogata.
Đầu bàn chân hướng ra ngoài mở một góc 45 độ, đặt hai bàn chân mở ngang vai là thế chuẩn bị cho các bài Pinan.
Đặt hai bàn chân song song và khép sát nhau là thế chuẩn bị trong bài Naihanchi.
Chú ý giữ thăng bằng
Thăng bằng là kỹ thuật cơ bản và rất quan trọng đối với bất kỳ một người tập karate nào. Bạn hãy luôn chú ý và cảm nhận về trọng tâm cơ thể. Điều này giúp cơ thể ổn định và lực đánh lớn hơn.
Dù thăng bằng là điều quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần linh hoạt và chuyển dịch sự thăng bằng đó nhanh. Nếu chỉ giữ nguyên cơ thể ở một tư thế quá lâu, đối thủ sẽ ngay lập tức tấn công bạn. Bởi vậy, sự chuyển dịch nhịp nhàng giữa các tư thế cũng rất quan trọng.
Tóm lại, có thể thấy, karate là một bộ môn võ thuật ẩn chứa nhiều điều thú vị. Sự phổ biến của nó cho đến ngày nay là không thể bàn cãi. Nó xuất phát từ lịch sử lâu đời cũng như những lợi ích mà nó đem lại. Bạn cũng có thể đã hoặc sẽ là một người tập karate. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mình hiểu Karate là gì? để có thể tập luyện tốt nhất nhé.