Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại hình võ thuật khác nhau. Phải kể đến đó là Wushu, hiện đang phát triển rất mạnh mẽ. Là một môn võ thuật đến từ đất nước Trung Hoa, và là đại diện cho sự tinh hoa cho nền võ thuật Trung Quốc. Vậy Wushu là gì? Có những đặc điểm như thế nào mà lại được phổ biến và phát triển mạnh mẽ như thế. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về nó nhé.
Khái quát về Wushu là gì?
“Wushu” là một từ tiếng trung, được biết đến là một môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc. Một môn võ thuật được biết đến vào những năm 1950. Wushu hiện nay có nhiều loại hình khác nhau. Các bài quyền tổng hợp từ các phái cổ truyền nổi tiếng như: Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Vịnh Xuân Quyền,…
Tiến trình hình thành và phát triển của Wushu
Wushu là môn võ thuật đã có lịch sử lâu đời, được xem như một môn nghệ thuật thừa kế. Năm 1928 Wushu được sử dụng chính thức như một môn quốc võ tổng hợp cho toàn thể võ thuật Trung Hoa. Được giảng dạy tại các võ đường với nhiều chương trình khác nhau. Môn võ mang tính chất thể thao và là đại diện cho tinh hoa nền võ thuật của Trung Quốc.
Vì sao nói Wushu đại diện cho sự tinh hoa?
Là một môn võ thuật không thể thiếu trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Wushu không chỉ đơn thuần là một phương pháp tự vệ, rèn luyện thể chất. Hơn thế nữa, môn võ này đại diện cho đạo đức, triết lý sống được thể hiện qua từng động tác của Wushu.
Người học Wushu cho rằng, triết lý mà họ đã nhận được khi theo học Wushu đã giúp họ trở nên mạnh mẽ, hoàn thiện hơn trước. Giáo viên có phẩm chất tốt sẽ đào tạo ra các học viên giỏi giang. Vì vậy, khi một người biết tôn trọng Wushu, người ta sẽ học được những kỹ năng tuyệt vời.
Võ phục của Wushu
Võ phục của Wushu được quy định tùy vào nội dung tập luyện, thi đấu, biểu diễn. Tùy vào nội dung khác nhau mà sử dụng các trang phục khác nhau.
Lễ nghi
Lễ nghi của Wushu được biểu hiện bằng các phương thức hành lễ (chào, tiếp nhận binh khí,…). Bao gồm Đồ thủ lễ (chào tay không), Trì khí giới lễ (chào với binh khí), Đệ khí giới lễ (nghi thức trao nhận binh khí).
Một vài đòn thế của Wushu
Nội dung tập luyện và tranh giải gồm hai phần:
Diễn tập (Taolu)
Được thực hiện với các động tác suất (ném), nã (chộp), kích (đánh), thích (đâm), dịch (đá), đả (đập).
Diễn tập chia thành:
- Quyền thuật: bài quyền tay không (Hình ý quyền, Bát cực quyền, Thông bối quyền, Trường Quyền, Thái cực quyền, …
- Quyền binh khí: binh khí đôi (đao, kiếm, câu, thương, roi), binh khí ngắn (đao, kiếm, dao găm), đại đao nhuyễn binh khí (côn ba khúc, côn chín khúc), binh khí dài (côn, thương, đại đao).
- Đối luyện: giao đấu theo quy định tay không hay binh khí, gồm hai hay nhiều người tham gia.
- Diễn quyền tập thể nhiều người.
Giao đấu
Giữa hai người theo quy định gồm Thôi thủ sử dụng đòn thế nhu phái; Tán đả sử dụng các đòn thế của cương phái; Đoản binh giao đấu bằng gậy.
Cơ bản công của Wushu có những gì?
Cơ bản công nhằm chỉ những bản chất cần thiết về năng lực thể chất, năng lực kỹ thuật. Hoặc là sự chuẩn bị cần thiết của thể năng, kỹ năng và về tâm lý trong tập luyện.
Cơ bản công mang tính tổng hợp những phương pháp luyện công năng các bộ phận bên trong và bên ngoài thân thể. Các phương pháp trên là nền tảng cơ bản cho mỗi người khi bắt đầu vào luyện tập võ nói chung và Wushu nói riêng.
Cơ bản công của Wushu bao gồm:
- Thoái công: bài tập phát triển sự mềm dẻo, linh hoạt chân. Phương pháp tập luyện có ban thoái, áp thoái, khống thoái, áp thoái, phách thoái và dịch thoái.
- Yêu công: kỹ thuật luyện hông giữa thượng chi và hạ chi của cơ thể, được chú trọng đối với sự tiến bộ của môn sinh Wushu. Phương pháp tập luyện có Ninh yêu, Tiền phủ yêu, Hạ yêu, Loát yêu và Phiêu yêu.
- Kiên công: luyện tập tay vai tăng mềm dẻo của dây chằng phát triển sức mạnh cánh tay, mở rộng phạm vi của khớp xương vai và của chi. Từ đó tạo nên sự nhanh nhẹn, nâng cao năng lực vươn dài, xoay chuyển. Phương pháp có Áp kiên, Luân kiên, Phủ xanh, Chuyển kiên và Nhiễu hoàn.
- Trang công: luyện tập đứng yên để tăng cường sức mạnh, đặc biệt nhất trong cơ bản công giúp bồi dưỡng hơi thở, củng cố động lực.
Wushu tại Việt Nam
Đến với nước ta vào năm 1989, do công ông Hoàng Vĩnh Giang khi tiếp thu tài liệu từ Nga gồm 7 bài ghi trong băng video và đã mang về phổ biến trong nước. Đầu năm 1990, ông thành lập ban nghiên cứu Wushu gồm một vài nhân vật tâm huyết ở miền Bắc nước ta.
Trong năm 1990, đội tuyển Wushu Việt Nam gồm 5 vận động viên lần đầu ra quân trong kỳ ASIAD 11 được tổ chức tại Bắc Kinh. Thua trận này, nhưng cố võ sư Đỗ Hóa vẫn khẳng định với Đài phát thanh Bắc Kinh các võ sĩ của Việt Nam sẽ ngang ngửa với các võ sĩ hàng đầu.
Đến tháng 6 năm 1992, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội mời chuyên gia từ Trung sang tập huấn cho các vận động viên Việt Nam. Sau kỳ huấn luyện, các võ sĩ đã mang về 23 huy chương bạc và đồng.
Từ 1993 đến nay, các tuyển thủ Việt liên tục đạt huy chương tại các sàn đấu quốc tế. Mặc dù Wushu đến từ Trung Quốc nhưng vẫn không thể phủ nhận những vinh quang đã mang về cho nước ta.
Đây là môn võ thuật giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Nếu chúng ta thường xuyên rèn luyện và sử dụng đúng cách. Các cơ ở chân, cơ tay, cơ hông sẽ được dẻo dai theo.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp mọi người giải đáp những thắc mắc bao quanh về Wushu như Wushu là gì? Hay Những điều về Wushu mà bạn có thể vẫn chưa biết? Mong sao bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn!