Tập gym kết hợp dụng cụ sẽ giúp bản thân người tập kích thích phát triển cơ nhanh chóng. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp tập và tạ cũng có nhiều loại khác nhau để phục vụ việc tập luyện. Vấn đề được tranh cãi nhiều nhất chính là người tập gym nên tập tạ nặng hay tập tạ nhẹ với tần suất và cường độ nhiều hơn. Liệu có nên tập tạ nặng thay vì tập tạ nhẹ? Nhiều người cho luôn rằng tạ nhẹ chỉ dành cho phái yếu và những người mới tập. Mức này chẳng đáp ứng được nhu cầu tập luyện của họ.
Vì thế, có nhiều trường hợp người tập sẽ lao đầu vào tập những động tác khó với tạ nặng với tần suất, cường độ thấp và cho rằng sau thời gian dài tập luyện, họ sẽ có thể dần dần tăng số lượng tần suất tập lên. Liệu suy nghĩ này có chính xác hay không, theo dõi ngay thông tin chia sẻ dưới đây nhé.
Những người mới cần lưu ý
Tạ nhẹ phù hợp cho người mới. Suy nghĩ này rất chính xác, mức tạ nhẹ là lời khuyên dành cho những người tập mới bắt đầu tham gia và người bị bệnh xương khớp. Đơn giản vì những đối tượng này chưa có kinh nghiệm cũng như sức mạnh tương thích cho lượng tạ nặng. Có nhiều người có thể trạng khá ổn định sẽ tự tin cho rằng mình đủ sức để nâng mức tạ nặng đó. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa sức mạnh quán tính và kinh nghiệm.
Thật đáng tiếc nếu xảy ra chấn thương cho cơ thể nếu không đủ trình độ để xử lý và kiểm soát khi nâng. Sẽ không có quả ngọt nào nếu chúng ta không tự thân vận động, trải qua quá trình dài để trải nghiệm và học hỏi nó. Rất nguy hiểm cho xương khớp và các khối cơ nếu chưa có kĩ năng và kinh nghiệm nâng tạ nặng. Nếu bạn có vấn đề về xương khớp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây áp lực tổn thương cơ nhé.
Tạ nặng hay tạ nhẹ tốt hơn?
Tập tạ nhẹ là một biện pháp hữu hiệu để tăng cơ theo nghiên cứu được đăng tải trên báo khoa học Applied Physiology, Nutrition, and Metabolism vào 26/04/2012. Đúng như vậy, nếu muốn tăng cơ chậm nhưng có sức bền cơ, đây có thể là biện pháp hữu hiệu cho bạn. Tuy nhiên, muốn đạt được mức cơ mong muốn với mức tạ nhẹ yêu cầu người tập phải tập liên tục với tần suất cao hơn tạ nặng. Điều đó có nghĩa là bạn phải tập cho đến khi khối cơ mỏi.
Điều này cho thấy, tập tạ nặng giúp xây dựng, phát triển cơ bắp và hiệu quả như mong muốn, nhưng không phải là giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được đề cập ở trên, khi tập tạ nặng người tập phải có kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết để đảm bảo an toàn. Các đối tượng bị chấn thương do đời sống hay luyện tập, người lớn tuổi, bị xương khớp có thể tập ở mức tạ nhẹ. Không chỉ giúp hồi phục nhanh mà còn hỗ trợ săn chắc, tăng cơ hiệu quả.
Đừng nhầm lẫn ở các mức tạ. Tạ nặng hay tạ nhẹ đều có nhiều mức riêng khác nhau. Nhiều người khi nghe đến tạ nhẹ hay tạ nặng đều nghĩ ngay đến độ nặng hay nhẹ tối đa mà từ ngữ thể hiện. Đối với người mới, người bị chấn thương hay người lớn tuổi đều có thể lựa chọn mức tạ nhẹ hay mức tạ nhẹ vừa phải.
Sau quá trình tập, bạn hoàn toàn có thể nâng mức tạ lên một hay vài bậc tùy vào ngưỡng nâng của bản thân. Hoặc tương tự với người có kinh nghiệm, không phải khi bắt đầu là nâng tạ nặng ngay mà hãy chọn mức tạ vừa phải trước sau đó tăng dần độ nặng để làm quen.
Kết luận
Mỗi mục tiêu và thể trạng sẽ quyết định bạn nên chọn lựa mức tạ nào phù hợp cho bản thân. Bản thân mỗi người tập gym đều phải trải qua quá trình tập luyện để nhuần nhuyễn những điều cơ bản trước. Từ đó rút ra được kinh nghiệm, hình thành kĩ năng và có hướng đi riêng cho mỗi người. Đừng đặt nặng vấn đề thành tích hay sĩ diện khi tham gia tập gym hay bất kì bộ môn thể thao nào khác. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của chính bạn.
Đúng như vậy, dù mục tiêu của bạn có là gì đi chăng nữa, hãy bắt đầu khởi động với mức tạ nhẹ nhàng với số lần vừa phải, và nâng cao dần trong những lần tập tới khi bạn đã sẵn sàng. Tạ nhẹ hay tạ nặng đều tốt và hữu ích như nhau nếu chúng ta biết vận dụng thích hợp. Lời khuyên cho bạn là hãy thử sức mình ở những dạng bài tập với tạ ở các mức khác nhau, áp dụng luân phiên nếu bạn đã đủ trình độ để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Đồng thời, có thể cách này cũng sẽ giúp cho bạn vượt được ngưỡng phát triển mong đợi đấy.