Quản Lý 8 Loại Chi Phí Và Thủ Tục Để Mở Phòng Tập Gym

Mở phòng tập gym là một mô hình kinh doanh đang phát triển, chắc hẳn bạn cần tìm hiểu về cách quản lý phòng gym, những chi phí ban đầu, chi phí hàng tháng, các loại thủ tục giấy tờ…MMA GYM FITNESS CENTER sẽ giải đáp nhiều câu hỏi của bạn trong bài viết này.

Mở phòng tập gym cần bao nhiêu tiền?

Chi phí mặt bằng phòng tập gym

Mặt bằng mở phòng tập gym là yếu tố cực kì quan trọng trong việc thành công của việc kinh doanh phòng tập gym. Trước khi chọn mặt bằng, bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng về nhu cầu, những phòng tập khác xung quanh vì đó sẽ là những đối thủ cạnh tranh.

Mặt bằng tốt nhất là mặt đường, thứ hai là ngõ rộng. Nếu đáp ứng được một trong hai yếu tố đó, thì cũng là một thành công nhỏ trước khi mở phòng tập gym rồi. Trường hợp kinh phí bạn không đủ để thuê mặt bằng như thế, thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bạn có thể chọn mặt bằng khác thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng, miễn vị trí ở gần khu dân cư.

Nếu mặt bằng vị trí không đẹp, bạn có thể tập trung nâng cao chất lượng phòng tập gym, quảng cáo, khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào địa điểm mà bạn chọn. Nếu mặt bằng của nhà thì đây là ưu thế cạnh tranh rất lớn. Việc không tốn chi phí hàng tháng cũng giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn, lợi nhuận cũng cao hơn.

Đối với mặt bằng thuê, bạn cần xem xét về các yêu cầu của chủ mặt bằng :

– Chi phí đặt cọc ra sao ? Đây là số tiền không sinh lãi, hãy thỏa thuận để giảm được tối đa số tiền này.

– Thanh toán theo đợt thế nào ? Bạn cũng nên thỏa thuận theo tháng hoặc quý, vì sẽ giảm bớt được áp lực tài chính mỗi lần tới kỳ thanh toán mặt bằng.

Phí sửa chữa, cải tạo, trang trí mặt bằng

Đối với mặt bằng bạn sử dụng làm phòng tập gym, chi phí cải tạo cũng chiếm một phần không nhỏ. Mặt bằng có phải sửa chữa nhiều không, hay chỉ cần sơn lại trang trí là dùng được. Tiền thiết kế, tiền sữa chữa, tiền trang trí…Đôi khi chi phí cho mặt bằng, cải tạo cao hơn cả chi phí dụng cụ, máy tập.

Chi phí dụng cụ, máy tập

Kinh phí cho các loại máy móc, dụng cụ tập gym còn tùy thuộc vào chủng loại, quy mô diện tích phòng tập thể hình của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần chọn đầy đủ máy móc cho các nhóm cơ, đặc biệt là những bài tập cơ bản, thông dụng thậm chí cần nhiều hơn một máy.

Bạn có thể tính tương đối chi phí bằng cách sử dụng diện tích phòng nhân với hệ số như sau :

  • Máy tập bình dân: từ 1 – 2 triệu/m2
  • Máy tập trung cấp: từ 2 – 3 triệu/m2
  • Máy tập cao cấp: từ 5 triệu trở lên.

Nếu phòng tập gym của bạn có đầy đủ máy móc, bao gồm cả những máy chạy bộ, đạp xe, máy rung…thì con số ước tính thấp nhất cũng 2 triệu/m2

Ví dụ bạn chọn đầu tư phòng tập gym bình dân, có diện tích đặt máy rộng 200m2 thì chi phí cho máy móc, dụng cụ ước tính như sau :

  • 200m2 * 1 triệu đồng/m2 = 200 triệu đồng (chỉ có máy tập cơ, chưa có các máy cardio: máy chạy, đạp xe…)
  • 200m2 * 2 triệu đồng/m2 = 400 triệu đồng (đã bao gồm máy tập cơ và cardio)

Một số đơn vị tư vấn bán máy tập phòng gym đưa ra những chi phí hấp dẫn và cực kì rẻ như 200 triệu, 250 hoặc 300 triệu cho phòng tập đầy đủ, full đồ. Nhưng thực tế lại chưa nói full thế nào, chất lượng máy tập ra sao. Nếu những máy tập căn bản nhiều người sử dụng mà chỉ có 1 – 2 máy thì vẫn thiếu. Với mức giá nào thì phòng tập gym của bạn vẫn có thể có dàn máy tập, vấn đề là chất lượng dàn máy thế nào.

Khi đã có kinh nghiệm, mở thêm chi nhánh, bạn dễ dàng nhận ra rằng để thu hút khách đến phòng tập thể hình thì kinh phí cho máy móc, dụng cụ cũng từ 300 triệu trở lên.

Nếu bạn chọn mua hàng cũ để tiết kiệm chi phí, điều này cũng giúp bạn giảm được gánh nặng đầu tư ban đầu rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý khi lựa chọn giải pháp này, vì những máy tập cardio với các mạch điện tử, linh kiện phức tạp có tính chất rủi ro cao, dễ hư hỏng. Bạn nên xem tận mắt, sờ tận tay, dùng thử…và nhờ người có kinh nghiệm xem máy giúp.

Thường thì tiền nào của nấy, đừng ham rẻ mà không mang lại kết quả như mong muốn, thậm chí chi phí sửa sữa đôi khi lại cao hơn mua máy mới.

Chi phí nhân viên

Bộ phận nhân viên của một phòng tập gym gồm HLV, lễ tân, tạp vụ, quản lý…khi tuyển nhân viên bạn cần mô tả công việc, phân công rõ ràng, từ đó công việc của phòng tập sẽ trôi chảy, giúp bạn dễ dàng quản lý và đánh giá năng lực nhân sự.

Chi phí nhân viên phòng tập tùy thuộc bộ phận, lương cứng, hoa hổng, thưởng và thỏa thuận ban đầu của bạn và nhân viên. Đây là chi phí hàng tháng, thay đổi tùy thuộc vào quy mô phòng tập của bạn cùng số lượng nhân viên, cách sắp xếp công việc của bạn. Đối với phòng tập bình dân, chi phí này thường chỉ vài triệu đồng mỗi tháng.

Bộ phận nào bạn tiết kiệm được thì sẽ tốn nhiều thời gian để xử lý hơn. Đây cũng là chi phí bạn có thể ước tính được.

Chi phí phần mềm, thiết bị

Những thiết bị cho phòng tập gym như :

Đồ nội thất: Bàn quầy lễ tân, bàn ghế, tủ locker để đồ…

Vật dụng trang trí: gương, pano hình ảnh – poster dán kính, treo tường

Hệ thống âm thanh, hình ảnh: loa đài, amply, TV…

Hệ thống đèn điện: quạt, đèn, bảng điện…

Dịch vụ, tiện ích: máy điều hòa, xông hơi, tắm nóng lạnh…

Hệ thống camera an ninh, giám sát

Phần mềm quản lý phòng tập chuyên dụng

Chi phí quảng cáo phòng tập

Quảng cáo là hình thức tiếp cận khách hàng cần thiết. Đây cũng là chi phí đáng để đầu tư, càng có nhiều người biết đến bạn thì khả năng thành công của bạn càng lớn hơn.

Trong thời gian đầu, phòng tập mới mở chưa có lượng khách quen thì việc quảng cáo truyền thông là cực kì quan trọng. Bạn cũng cần dành ra một khoản ngân sách hàng tháng, và có thể giảm dần khi cảm thấy phòng đã đủ đông.

Dù phòng tập bạn có quy mô lớn nhỏ như thế nào, thì chi phí này rất cần thiết để bạn đầu tư.

Bạn có thể áp dụng phát tờ rơi, treo băng rôn, biển quảng cáo, website, Facebook…

Thời đại công nghệ hiện đại, bạn có thể đầu tư tạo một website, fanpage để duy trì kết nối với các hội viên, tăng hiệu quả hiện diện.

Bạn có thể kết hợp phát tờ rơi, dùng banner, quảng cáo mạng xã hội…Nếu ngân sách lớn bạn còn có thể tạo các sự kiện, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông báo chí, truyền hình…

Chi phí bảo dưỡng, bảo trì

Để khách hàng gắn bó lâu dài, thì phòng tập bạn phải bảo dưỡng, bảo trì máy móc, phòng tập. Vệ sinh máy móc phải làm hàng ngày, hoặc ít nhất hàng tuần. Máy móc sạch sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho khách hàng.

Bạn cần trang bị những dụng cụ cần thiết để kiểm tra sửa chữa máy tập của mình. Hãy chăm sóc chúng cẩn thận, giúp tuổi thọ của máy tập cao hơn.

Bên cạnh đó bạn cũng nên nhờ nhà phân phối hướng dẫn, tư vấn cách bảo trì, bảo dưỡng máy đúng cách, thời gian mỗi lần bảo dưỡng, vị trí bảo dưỡng, thứ tự thao tác…

Đối với các máy có mạch điện tử, việc bảo trì phức tạp hơn máy tập cơ. Bạn không nên tự tắt máy, tháo lắp nếu không biết rõ mình đang làm gì.

Chi phí dành cho việc bảo dưỡng này khá thấp, không đáng kể nếu bạn có thể tự làm được. Đây là hạng mục nhỏ nhưng lại là một khâu khá quan trọng trong việc kinh doanh phòng gym của bạn.

Chi phí hàng tháng điện nước

Cuối cùng là khoản chi phí điện, nước. Dù phòng tập gym của bạn lớn hay nhỏ thì đều có những thiết bị điện tất yếu như đèn, quạt, loa, tủ lạnh…hoặc thêm các thiết bị phụ như bình nóng lạnh, máy xông hơi, nước sinh hoạt…Những chi phí điện nước này cũng là hóa đơn tương đối của phòng tập hàng tháng.

Tuy nhỏ nhưng nếu không tiết kiệm điện nước hợp lý thì sẽ là mức phí cao hàng tháng. Bạn có thể nhắc nhở nhân viên, đặt biển chỉ dẫn khách hàng sử dụng điện nước ý thức. Tránh lãng phí cũng là một cách tốt để bạn gia tăng lợi nhuận khi kinh doanh phòng tập gym.

Các thủ tục đăng ký mở phòng tập gym

Bằng Huấn Luyện Viên

Trước khi mở phòng tập gym bạn cần có một bằng Huấn luyên viên thể hình do liên đoàn thể dục thể thao cấp. Khóa học này do các chuyên gia về thể hình giảng dạy. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý vì những chứng chỉ ở ngoài sẽ không giúp bạn về mặt pháp lý khi đăng ký kinh doanh phòng tập gym.

Đăng ký kinh doanh

Giấy phép kinh doanh chính là thủ tục quan trọng nhất của các công ty mới thành lập, bao gồm cả phòng tập gym. Quá trình này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đến quận huyện mà bạn muốn mở phòng tập gym để xin giấy phép kinh doanh. Bạn cần chú ý người đứng tên chủ phòng tập gym nên là người có bằng huấn luyện viên để tránh những rắc rối về sau. Trường hợp bạn không có bằng huấn luyện viên, bạn cần nhờ một người nào đó có bằng đứng ra đăng ký.

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

Phòng tập của bạn nên có những chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy do công an quận huyện cấp. Nếu bạn không có chứng chỉ này thì trong phòng tập phải có một bình chữa cháy đề phòng trường hợp không may xảy ra.

Nội quy phòng tập, hình hướng dẫn tập, hộp sơ cứu chấn thương

Ở bất kỳ phòng tập nào cũng đều có nội quy riêng để áp dụng, ví dụ không được hút thuốc, không uống rượu…tránh ảnh hưởng đến người khác. Việc tập thể thao thì chấn thương là điều khó tránh khỏi dù nặng hay nhẹ, đặc biệt là những người mới bắt đầu đi tập gym. Do đó hộp sơ cứu là vô cùng cần thiết để tránh những điều đáng tiếc.

Đối với từng nhóm cơ, bài tập phòng tập bạn nên có các hình hoặc phác đồ để những người mới dễ dàng tập luyện và không bị chấn thương.

Người hướng dẫn tập

Phòng tập phải thường xuyên có người hướng dẫn tập hoặc huấn luyện viên. Người hướng dẫn tập cũng cần phải có bằng huấn luyện viên thể hình.

Nếu có nhu cầu mở phòng tập, mua sắm thiết bị phòng tập, đừng ngần ngại liên hệ ngay với MMA GYM FITNESS CENTER. Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh phòng tập, thiết bị với hơn 6 chi nhánh và vẫn đang liên tục mở rộng phạm vi trong và ngoài nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *